Chí Bảo,ùngmạngxãhộiAItựlênlịchtrìnhdulịbet 188 nhân viên truyền thông của một công ty ở TP HCM, cho biết thói quen trước mỗi chuyến đi của anh là mở các trang TikTok, Instagram, hội nhóm trên Facebook đọc đánh giá từ những người đi trước rồi mới quyết định đặt vé, đặt phòng. Nhưng từ đầu năm, hàng loạt thông tin về ChatGPT xuất hiện khiến Bảo tò mò và từ đó anh "thường xuyên sử dụng các ứng dụng chatbot trí tuệ nhân tạo" kết hợp mạng xã hội để "tìm hiểu thông tin điểm đến và lên lịch trình" cho chuyến du lịch.
Bảo nói "cách tiếp cận những chuyến đi chơi" của anh khác xa thế hệ trước. Trong khi bố mẹ anh luôn tìm kiếm sự trợ giúp từ các tư vấn viên ở công ty du lịch, Bảo thường "tự mày mò", cho rằng chủ động tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn giúp anh "hiểu rõ điểm đến hơn".
Theo nam nhân viên truyền thông, thông tin từ các công ty lữ hành "rất hữu ích, đầy đủ" nhưng anh luôn có cảm giác họ quảng cáo hay cốt để khách hàng chốt tour nhanh chóng. "Lịch trình bao năm chẳng thay đổi nhiều, ví dụ tour Phượng Hoàng cổ trấn năm 2019 y hệt năm 2023, không có sự mới mẻ", Bảo nói. Với anh, "mọi thao tác từ đặt phòng đến đặt vé đều gói gọn trong chiếc điện thoại. Mỗi lần đặt tôi sẽ đổi khách sạn, thử trải nghiệm mới".
Một số chuyên gia du lịch nhận định thế hệ Gen Z (sinh ra trong giai đoạn 1997-2012) và Millennial (1980-2000) là những "khách hàng kỹ thuật số". Báo cáo nghiên cứu hành vi người dùng trên Klook, nền tảng thương mại điện tử về trải nghiệm và du lịch, công bố hôm 4/10 cho thấy 54% Gen Z khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 69% Gen Z Việt Nam sử dụng mạng xã hội làm công cụ đầu tiên tìm thông tin, cảm hứng và lập kế hoạch chuyến du lịch. 73% Gen Z Việt Nam xem các đánh giá, đề xuất trên mạng xã hội là nguồn "đáng tin cậy" trước khi ra quyết định đặt vé, đặt phòng.
Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, Phó chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy đang nổi lên thành yếu tố "thay đổi cuộc chơi trong ngành du lịch".
Những công nghệ này được ứng dụng để tạo ra trải nghiệm du lịch cá nhân hóa cho khách hàng. Ví dụ, các chatbot được hỗ trợ bởi AI có thể giúp hành khách lên kế hoạch cho chuyến đi, đưa ra đề xuất về các điểm tham quan địa phương và thậm chí hỗ trợ đặt chỗ.
"Sự trỗi dậy của số hóa" đã định hình lại cách mọi người đi du lịch. Điều này củng cố nhận định rằng các doanh nghiệp "công nghiệp không khói" cần thích ứng với xu hướng và cung cấp giải pháp thân thiện với thiết bị di động, ông Ribeiro nói.
Ông CS Soong, phó tổng giám đốc phát triển thị trường của Klook, nhận định việc ứng dụng công nghệ trong du lịch ngày càng bùng nổ, nhất là sau đại dịch. Thế hệ Gen Z và Millennial có thói quen sử dụng các ứng dụng tích hợp để lên kế hoạch chuyến đi, đặt vé, tìm kiếm thông tin nhanh gọn và muốn được giải đáp thắc mắc ngay lập tức. Nắm bắt hành vi người dùng, trong năm 2023, nền tảng Klook thử nghiệm chatbot Klook AI (K.AI), giải đáp thắc mắc của khách về các trải nghiệm du lịch, đặt tour, đặt vé tham quan, giúp du khách lên kế hoạch du lịch chi tiết ở mọi điểm đến trên thế giới. Chatbot K.AI có thể chuyển đổi 15 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Việt. Câu trả lời được diễn giải dễ hiểu theo từng ngôn ngữ.
Không chỉ chatbot K.AI, người trẻ Việt còn có những lựa chọn khác để tìm kiếm thông tin, xây dựng lịch trình du lịch như chatbox Poe AI. Hà Thu, 27 tuổi, nhân viên thiết kế đồ họa ở TP HCM ra yêu cầu: "Lên kế hoạch chuyến đi Singapore cho hai người trong bốn ngày ba đêm vào tháng 10" và nhận được lịch trình "khá chi tiết".
Thu nói chatbot này cho kết quả nhanh, đầy đủ nhưng gợi ý các điểm đến "nổi tiếng và quen thuộc". Cô đánh giá lịch trình chatbot gợi ý chỉ được 6/10 điểm. Nếu muốn chatbot đưa ra thêm các thông tin cụ thể người dùng phải hỏi chi tiết thời gian mở cửa, giá vé, địa điểm ăn uống ở từng khu phố hoặc con đường cụ thể. "Công cụ tiện lợi song chưa hoàn chỉnh, du khách vẫn cần chủ động tìm hiểu thêm ở các nguồn khác", Thu nói.
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường du lịch The Oubox, trong quý I năm 2023, 80% khách Việt, chủ yếu là thế hệ Gen Z và Millennial chọn du lịch tự túc cùng gia đình, bè bạn hoặc đi một mình. Trong năm 2019, chỉ số này là khoảng 60%. Tỷ lệ du khách Việt đi tự túc trong quý II tăng 4,2 điểm phần trăm so với quý I. Khảo sát chỉ ra rằng mức độ phát triển công nghệ thông tin và các nền tảng truyền thông du lịch góp phần tạo ra xu hướng này.
Bích Phương - Vân Khanh